Trang thông tin điện tử Phòng cảnh sát giao thông TPHCM
Giải đáp thắc mắc

Điểm của giấy phép lái xe, tại sao lại xây dựng hệ thống trừ điểm giấy phép lái xe ? 28/10/2020

- Về nội dung này, Chính phủ đã bàn kỹ và thống nhất đề xuất quy định trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thu hồi giấy phép lái xe là biện pháp quản lý hành chính Nhà nước (không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính), nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình hiện nay, ...

- Về nội dung này, Chính phủ đã bàn kỹ và thống nhất đề xuất quy định trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thu hồi giấy phép lái xe là biện pháp quản lý hành chính Nhà nước (không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính), nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình hiện nay, tiếp thu kinh nghiệm quản lý an toàn giao thông của các nước tiên tiến trên thế giới, để quản lý người lái xe trong suốt quá trình từ khi đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cho đến quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe, từ đó sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

- Việc quy định trừ điểm và phục hồi điểm giấy ghép lái xe thời gian qua được dư luận quan tâm và cho rằng đây là một biện pháp quản lý Nhà nước cần thiết và hữu hiệu trong tình hình hiện nay, đồng thời quy định trong 12 tháng người lái xe không bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi điểm nhằm khuyến khích người lái xe nâng cao và có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.  

1. Về căn cứ đề xuất quy định trong dự thảo Luật

1.1. Về lịch sử quản lý giấy phép lái xe: Năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Nghị định số 15/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đã quy định áp dụng biện pháp quản lý hành chính nhà nước (không phải là hình thức xử phạt) “Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm có nguy cơ gây mất an toàn giao thông cao, để quản lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”. Đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT-BCA-BGTVT để hướng dẫn và quy định đây là biện pháp quản lý hành chính nhà nước về giấy phép lái xe.

1.2. Về các quy định quản lý nhà nước của pháp luật khác có tính chất tương tự: Nghiên cứu các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, pháp luật cũng đã quy định biện pháp quản lý hành chính nhà nước tương tự “Thu hồi chứng chỉ hành nghề, phù hiệu, biển hiệu” để tăng cường quản lý nhà nước đối với việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể:

- Trong lĩnh vực Y tế: Luật Dược năm 2016 đã quy định biện pháp quản lý thu hồi “Chứng chỉ hành nghề dược” đối với trường hợp vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước Chứng chỉ hành nghề dược từ 02 lần trở lên đối với một hành vi vi phạm. Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, quy định biện pháp quản lý thu hồi “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quản lý khám bệnh, chữa bệnh.

- Trong lĩnh vực vận tải đường bộ: Tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cũng đã quy định biện pháp quản lý, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thu hồi biển hiệu, phù hiệu vận tải đối với các trường hợp vi phạm một số quy định trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

1.3. Hiện nay, việc quản lý người lái xe sau khi được sát hạch, cấp giấy phép lái xe đang còn sở hở, bất cập và bị buông lỏng, cơ quan cấp giấy phép lái xe chưa có các biện pháp quản lý phù hợp, nhất là quản lý việc chấp hành pháp luật của người lái xe. Việc quản lý giấy phép lái xe chưa gắn với quản lý vi phạm của người lái xe.

Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm trong cùng một hành vi vi phạm cụ thể, mới quản lý đối tượng vi phạm trong một hành vi vi phạm cụ thể mà chưa có biện pháp quản lý liên thông giữa các lần vi phạm khác nhau trong suốt quá trình tham gia giao thông của người lái xe. Do vậy, việc quy định biện pháp quản lý hành chính trừ điểm giấy phép lái xe là quản lý theo dõi quá trình chấp hành pháp luật và vi phạm của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông.

1.4. Nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, các nước tiên tiến trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Trung Quốc, ngay cả Campuchia... đều có quy định trừ điểm giấy phép lái xe đối với người lái xe khi có các hành vi vi phạm có nguy cơ gây mất an toàn giao thông cao nhằm quản lý việc chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông.

2. Để triển khai quy định của Luật về trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thu hồi giấy phép lái xe; Bộ Công an sẽ nghiên cứu tham mưu Chính phủ ban hành quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện. Trên tinh thần đảm bảo việc trừ điểm được thực hiện khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với hành vi vi phạm có quy định trừ điểm); thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm, thu hồi giấy phép lái xe đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho người vi phạm, theo hướng ứng công nghệ thông tin, số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; hệ thống cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính, hệ thống tự động trừ điểm (không có sự tiếp xúc giữa người có thẩm quyền xử phạt và người vi phạm), nên sẽ không phát sinh tiêu cực; không trùng chéo với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Thời gian tới, Bộ Công an cũng sẽ đề nghị khi sửa Nghị định xử phạt về  trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ hạn chế quy định tước giấy phép lái xe, áp dụng nhiều hơn quy định trừ điểm giấy phép lái xe để theo dõi quản lý toàn bộ quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe.

Bình luận: ()


Tối đa: 1000 ký tự

    Tin đã đưa

    • DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
    • Thư viện video
    LIÊN KẾT WEBSITE
    Thống kê truy cập

    Đang truy cập:

    Tổng: