Tin giao thông

Xử phạt nghiêm những trường hợp điều khiển xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn 06/06/2024

Tại Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia (Luật số 44/2019/QH14) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 quy định sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau: Nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Như vậy, với quy định nêu trên, những trường hợp người điều khiển xe đạp kể cả xe đạp máy, xe đạp điện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Trạm CSGT Tân Túc đã lập biên bản xử phạt hơn 2.000 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn, trong đó có 21 trường hợp vi phạm là người điều khiển xe đạp, xe đạp điện.

Tại Điều 8, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm này, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe máy điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, tạm giữ phương tiện không quá 07 ngày.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe máy điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, tạm giữ phương tiện không quá 07 ngày.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe máy điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, tạm giữ phương tiện không quá 07 ngày.

Rượu, bia là chất kích thích gây ra nhiều tác động đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Dù là điều khiển xe đạp, xe đạp điện thì việc điều khiển phương tiện trong trạng thái đã có sử dụng rượu, bia đều đặt người lái xe vào những nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Do đó, khuyến cáo người dân hãy nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, đã uống rượu bia thì tuyệt đối không điều khiển phương tiện, kể cả xe đạp, xe đạp điện.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp

Lực lượng CSGT sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn, để qua đó phòng ngừa, hạn chế các vụ tai nạn giao thông thương tâm liên quan đến hành vi vi phạm này./.

Bình luận: ()


Tối đa: 1000 ký tự

    Tin đã đưa

    • DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
    • Thư viện video
    LIÊN KẾT WEBSITE
    Thống kê truy cập

    Đang truy cập:

    Tổng: