Tin tức hoạt động phong trào

Vấn nạn ngang nhiên lấn chiếm lòng lề đường 29/06/2023

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn được ghi nhận là thành phố đáng sống. Chính vì vậy, TP.HCM đã và đang luôn trong tình trạng quá tải mật độ dân cư vì rất nhiều những thành phần xã hội khác nhau đã nhập cư về đây. Theo đó, đã kéo theo không ít các hệ luỵ trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động dân cư. Và tình trạng các thành phần lao động mưu sinh bằng cách bán hàng rong đã trở thành một vấn nạn cho hội

Hiện nay, trên địa bàn cả nước đặc biệt là các thành phố lớn, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo quy định thì vỉa hè thường được thiết kế với mục đích chính là phần đường dành cho người đi bộ, ngoài ra ở một số nơi ngoài mục đích chính là đường đi bộ thì vỉa hè còn được sử dụng tạm thời vào các mục đích khác như trông giữ xe. Tuy nhiên có một điều chúng ta không thể phủ nhận đó chính là người bán rong thường chọn vỉa hè để bán cho những khách đi đường. Điều đó là trái với quy định của pháp luật và gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Hơn nữa, qua nhiều đợt chiến dịch làm sạch vỉa hè, lấy lại mỹ quan thành phố, tình trạng lấn chiếm lòng đường bán hàng rong đã tạm lắng. Thế nhưng, hiện nay lại tái phát trầm trọng hơn. Trên một số tuyến đường tại TP.HCM, vỉa hè, lòng đường trở thành mặt bằng cho hàng quán, mới nhìn tưởng như khu ẩm thực như trên các tuyến đường......

Theo phản ảnh của người dân, tình trạng tập trung đông người, lấn chiếm lòng lề đường của nhiều hộ mua bán hàng rong trên lề đường, dưới lòng đường tại trước các trường học, việc dừng xe buôn bán trên cầu, đặt bàn ghế trên vỉa hè để buôn bán là tình trạng thường xuyên xảy ra được ghi nhận tại các tuyến đường....... Hay tình trạng những xe bán kẹo kéo, trà chanh, cá viên chiên…và các quán cóc theo đó mọc lên như nấm, ngang nhiên chiếm dụng cầu thành nơi buôn bán, chèo kéo khách như mặt bằng sở hữu của mình, thậm chí xảy ra tình trạng giành giật địa bàn riêng theo họ rồi gây ra tình trạng làm mất an ninh trật tự. Ngoài ra, việc hàng rong lấn chiếm lòng đường dẫn đến tình trạng xe cộ tập trung đông đúc, mất trật tự, cản trở sự lưu thông của các phương tiện trên đường. Việc hàng rong lấn chiếm lề đường, lòng đường không chỉ gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông và tính mạng của người sử dụng phương tiện lưu thông trên đường.

(Ảnh: Vấn nạn ngang nhiên lấn chiếm lòng lề đường trước khi bị cơ quan chức xử lý đoạn trên tuyến Quốc lộ 1)

Truyền thông, báo đài đã rất nhiều lần nói lên thực trạng hàng rong, nhưng chưa ai đề ra giải pháp triệt để. Nguyên nhân là do các cơ quan chưa đủ sức kiểm soát được hàng rong, trong khi dân nhập cư vốn không ổn định về chỗ ở và bán buôn không cố định. Điệp khúc đuổi, dọn dẹp vẫn diễn ra hằng ngày. Đã đến lúc các cơ quan, ban ngành cần bắt tay nhau nhằm giải quyết vấn đề này, để không còn xảy ra sự việc đáng tiếc như việc dân phòng, đô thị bắt bớ, đánh đập người bán rong. Dù ai đúng ai sai, hình ảnh quán xá tạm bợ, hàng rong bạt ngàn như hiện nay không phù hợp với nếp sống văn minh đô thị. Cần xây dựng cơ chế quy hoạch, chuyển đổi mô hình, quy mô phù hợp với từng địa bàn, từng điều kiện dân cư tại địa phương, áp dụng quản lý người bán hàng rong và hoạt động hàng rong một cách cụ thể về cấp phép như thế nào, quy chế hoạt động ra sao, luật định chi tiết cho hoạt động bán hàng....

Bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ bị xử lý ra sao?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi bán hàng rong trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng có thể bị xử phạt như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

Bình luận: ()


Tối đa: 1000 ký tự

    Tin đã đưa

    • DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
    • Thư viện video
    LIÊN KẾT WEBSITE
    Thống kê truy cập

    Đang truy cập:

    Tổng: